Vụ việc Công an tỉnh Đắk Lắk vừa triệt xóa 6 có sở sản xuất giá đỗ ủ hóa chất độc hại, tuồn ra thị trường Đắk Lắk 8-10 tấn/ngày khiến dư luận hoang mang và mong muốn cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi của các đối tượng.
Luật sư Tạ Quang Tòng, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Đắk Lắk, cho biết, hành vi sử dụng hóa chất độc hại để sản xuất thực phẩm là hành vi cấm, phạm vào tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, được quy định tại điều 317 Bộ Luật hình sự và sẽ bị khởi tố hình sự trên cơ sở căn cứ mức độ, tính chất vi phạm.
Mỗi ngày các cơ sở sản xuất giá đỗ ủ hóa chất tuồn ra thị trường 8-10 tấn (Ảnh: Công an cung cấp).
Theo luật sư Tòng, có 4 khung hình phạt của tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Trong đó, mức thấp nhất sẽ phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm; mức cao nhất là bị phạt tù 12-20 năm nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với vụ việc sử dụng hóa chất 6-Benzylaminopurine để ngâm ủ giá đỗ, luật sư Tòng cho rằng, giá đỗ ngâm hóa chất sẽ không gây hậu quả tức thì, không làm chết người ngay, mà đó là cả quá trình hấp thụ lâu dài trong cơ thể người.
Cơ sở sản xuất giá đỗ Lâm Đạo bị phát hiện ủ giá từ hóa chất, có ký hợp đồng cung ứng giá đỗ cho cửa hàng Bách Hóa Xanh ở Đắk Lắk (Ảnh: Uy Nguyễn).
"Đây là hành vi rất nguy hiểm, go88 live để chứng minh hậu quả của hành vi này, Go88 vin App tại cơ quan chức năng sẽ căn cứ tính chất, go88 play mức độ của hành vi vi phạm và xác định số lượng hàng hóa chứa hóa chất này được bán ra để khởi tố bị can, soi cầu bạch thủ de hôm nay phù hợp với các khung hình phạt của pháp luật",Go88 vin App tại Chủ nhiệm Đoàn luật sư Đắk Lắk cho hay.
Cũng theo luật sư Tòng, với thông tin Bách Hóa Xanh có ký hợp đồng của một cơ sở sản xuất giá đỗ bị khởi tố do ngâm hóa chất,tải go88 trước tiên, cần xác định phía đơn vị bán giá đỗ có đầy đủ giấy phép về mặt pháp lý hay không; nếu có, phía Bách Hóa Xanh có quyền mua bán.
Trường hợp cơ sở này không có giấy phép mà Bách Hóa Xanh vẫn cố tình mua thì phạm tội đồng phạm.
Một cửa hàng Bách Hóa Xanh tại Đắk Lắk (Ảnh: Trương Nguyễn).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh xác nhận, nhà cung cấp Lâm Đạo cung cấp cho khu vực cửa hàng của đơn vị ở Đắk Lắk với tỉ lệ 2% trên tổng sản lượng mặt hàng giá đỗ.
Phía Bách Hóa Xanh cho biết, các sản phẩm nhập tại chuỗi đều phải cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý theo yêu cầu. Cửa hàng đã cho thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp Lâm Đạo và kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cho biết, liên quan đến chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, phía đơn vị này giao cho Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Đắk Lắk thực hiện.
Riêng các cơ sở được cấp chứng nhận thời điểm nào, có đủ điều kiện hoạt động hay không, phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk nhận câu hỏi từ phóng viên để trình lãnh đạo trả lời chi tiết.
Công an Đắk Lắk đã khởi tố bị can Lâm Văn Đạo (34 tuổi), Vũ Duy Tư (33 tuổi), Nguyễn Văn Quynh (51 tuổi) và Nguyễn Văn Hảo (36 tuổi), đều trú tại thành phố Buôn Ma Thuột, để điều tra tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Các đối tượng đã sử dụng hoạt chất 6-Benzylaminopurine để ngâm, ủ giá đỗ.
Theo cơ quan công an, trong năm 2024, nhóm đối tượng của 6 cơ sở đã bán ra thị trường 2.900 tấn giá đỗ có ngâm hóa chất 6-Benzylaminopurine, trung bình mỗi ngày 8-10 tấn.
Số giá đỗ được bán chủ yếu cho chợ đầu mối Tân Hòa (thành phố Buôn Ma Thuột) để phân phối lại khắp tỉnh.
Trong số này, có cơ sở Lâm Đạo ký hợp đồng bán 350-400kg giá đỗ mỗi ngày cho cửa hàng Bách Hóa Xanh.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan công an đã thu giữ hơn 20 tấn giá đỗ đã được ủ hóa chất và 37 can nhựa chứa 135 lít hóa chất 6-Benzylaminopurine.